Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

ISO 9001:2015 Thủ tục cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là gì?

Để có thể tăng khả năng cạnh tranh và tạo niềm tin cho khách hàng; đối tác về khả năng quản lý hiệu quả, chặt chẽ. Quá trình cung ứng dịch vụ và dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp đã tiến hành thực hiện xây dựng hệ thống quản lý chất lượng; theo tiêu chuẩn phù hợp ISO 9001 được ban hành bởi tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế. Vậy Thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 là gì? Nó bao gồm những giấy tờ gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá qua bài viết dưới đây của ISO-CERT chúng tôi nhé.
Quy trình chứng nhận ISO CERT 9001

Quy trình chứng nhận ISO CERT 9001


Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là gì?

Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 là tiêu chuẩn quản lý chất lượng được quốc tế công nhận. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho những quá trình tạo ra và kiểm soát những dịch vụ; sản phẩm và của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp. Và quy định để kiểm soát các hoạt động; để có thể đảm bảo rằng có thể đáp ứng được những mong đợi và nhu cầu của khách hàng.

Tiêu chuẩn ISO 9001 được thiết kế để áp dụng cho hầu bất kỳ dịch vụ nào; bất kỳ sản phẩm nào và được thực hiện bởi bất kỳ quá trình bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Tiêu chuẩn ISO phổ biến nhất hiện nay và được nhiều tổ chức, doanh nghiệp áp dụng; để xây dựng cho mình hệ thống quản lý chất lượng đó chính là ISO 9001:2015.


8 nguyên tắc trong tiêu chuẩn ISO 9001

Tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISI 9001; là tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm. Được áp dụng cho mọi hình thức hoạt động kinh doanh; cho mọi ngành nghề thuộc mọi lĩnh vực áp dụng cho mọi tổ chức kinh doanh tất cả các ngành nghề thuộc mọi lĩnh vực. Tuy nhiên tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 phải đảm bảo được những nguyên tắc sau đây:

Sự lãnh đạo.
Sự tham gia của đội ngũ cán bộ, nhân viên.
Mục tiêu hướng đến khách hàng.
Phương thức tiếp cận theo quá trình.
Phương thức tiếp cận của quản lý theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001.
Liên tục cải cách, đổi mới.
Quyết định dựa trên các sự kiện.
Quan hệ hợp tác cùng nhà cung cấp để cùng có lợi.
Chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 9001. Sẽ giúp bảo đảm cung cấp những dịch vụ, sản phẩm; đáp ứng được yêu cầu của pháp luật và của khách hàng một cách ổn định nhất. Đồng thời phải nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ, sản phẩm đó.

Chính vì thế phải thực hiện xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001; cho tất cả những giai đoạn và tất cả những nhân sự có liên quan đến việc đảm bảo chất lượng; từ khâu tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, thiết kế sản phẩm, mua nguyên liệu, sản xuất; cung cấp dịch vụ, giao hàng cho khách hàng. Những quá trình hỗ trợ như tiếp nhận thông tin, tư vấn, đào tạo, bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị.…

 Tại sao cần giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001?

Một khi đã sở hữu chứng nhận quản lý chất lượng ISO 9001 thì tổ chức, doanh nghiệp sẽ có rất nhiều lợi ích. Lý do để cần phải sở hữu giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 đó là:

Đối với quản lý doanh nghiệp
Giúp lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp quản lý hoạt động của của mình một cách hiệu quả và khoa học.
Củng cố sự uy tín của ban lãnh đạo.
Hệ thống quản lý chặt chẽ, gọn nhẹ, vận hành nhanh chóng và hiệu quả
Tăng lợi nhuận, nâng cao và cải thiện hiệu quả kinh doanh nhờ việc sử dụng hợp lý những nguồn lực có sẵn, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh.
Kiểm soát chặt chẽ những công đoạn dịch vụ, sản xuất và kinh doanh.
Dịch vụ, sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, năng suất cũng sẽ được nâng cao hơn, từ đó giảm phế phẩm và cắt bớt những chi phí không cần thiết.
Kiểm soát được chất lượng của các nguyên liệu, vật liệu đầu vào vì đã kiểm soát được các nhà cung cấp.
Tăng sản lượng vì đã kiểm soát chặt chẽ được thời gian trong khâu sản xuất
Cải tiến được quá trình sản xuất kinh doanh chính và nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa nhân viên và lãnh đạo.
Giải quyết được những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ, triệt tiêu hoàn toàn những xung đột về thông tin bởi tất cả các việc đã được quy định một cách rõ ràng. Tất cả các công việc của tổ chức, doanh nghiệp đã được kiểm soát chặt chẽ, trách nhiệm rõ ràng và không bị bỏ sót.
Nâng cao thái độ, tinh thần của nhân viên, thúc đẩy nề nếp làm việc tốt. Nhân viên đã biết rõ quyền hạn và trách nhiệm của mình hơn, vì thế sẽ chủ động thực hiện những công việc của mình.
Luôn luôn thay đổi, cải tiến để cung cấp dịch vụ, sản phẩm để thoả mãn được yêu cầu của khách hàng.

Lợi ích về mặt thị trường

Dịch vụ, sản phẩm có chất lượng tốt hơn, ổn định hơn, giảm thiểu tối đa sản phẩm hư hỏng. Từ đó sẽ có thể chiếm lĩnh thị trường và tạo lòng tin cho khách hàng.
Đáp ứng yêu cầu về chất lượng từ phía khách hàng.
Phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng toàn diện.
Thoả mãn được nhu cầu ngày càng cao, ngày càng khó tính của khách hàng.
Phát triển và củng cố thị phần để giành được ưu thế khi cạnh tranh.
Tăng sự uy tín trên thị trường, tạo sự thuận lợi khi thâm nhập thị trường khu vực và khu vực.
Khẳng định chất lượng sản phẩm và uy tín của Doanh nghiệp.
Đáp ứng hoàn toàn sự đòi hỏi của nhà nước và ngành về quản lý chất lượng.


Tiêu chuẩn ISO 9001 chính là cơ sở để phát triển hệ thống tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như OHSAS 18001 – tiêu chuẩn quản lý an toàn và sức khỏe, ISO 14001 – Tiêu chuẩn quản lý môi trường, ISO/IEC 27001 –  tiêu chuẩn quản lý an toàn thông tin quản lý môi trường,…


Thủ tục cấp chứng nhận ISO 9001 như thế nào?

Các doanh nghiệp, tổ chức hoàn toàn có thể đăng ký xin cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 cho mình tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hay cũng có thể đến những trung tâm giám định và chứng nhận đã được cấp phép kinh doanh dịch vụ này. Thủ tục làm giấy chứng nhận ISO 9001 được thực hiện theo quy trình sau đây:

– Trao đổi để làm rõ những vấn đề có liên quan đến việc xin chứng chỉ ISO 9001.

– Tổ chức, doanh nghiệp chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định và gửi đến các cơ quan có thẩm quyền.



Thành phần hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
+ Công văn xin cấp chứng nhận ISO 9001.

+ Báo cáo tóm tắt quy trình xây dựng và áp dụng công việc (kèm sơ đồ); đánh giá hiệu quả của quy trình quản lý chất lượng.

+ Báo cáo đánh giá hệ thống quản lý chất lượng.

– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận Hồ sơ; thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ về sự đầy đủ và tính hợp pháp; của hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.

– Đoàn chuyên gia sẽ trực tiếp đến cơ sở và trực tiếp; đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng của ISO 9001.

– Tổ chức chứng nhận ISO-CERT thẩm tra; xem xét kết quả đánh giá.

– Nếu như kết quả đánh giá phù hợp với những tiêu chuẩn; về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001; thì sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, doanh nghiệp.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ

Định kỳ mỗi năm, cơ quan cấp giấy chứng nhận sẽ thực hiện giám sát; kiểm tra việc duy trì và thực hiện của tổ chức; xem có đúng theo những tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.